Đăng bởi: Liên Anh - Obhāsā | 21/09/2015

TÁC DỤNG CHỮA BỆNH CỦA CÂY CỎ MÀN MÀN TÍM

OLYMPUS DIGITAL CAMERA

OLYMPUS DIGITAL CAMERA

Cây thuốc nam màn màn tím còn gọi là màng màng tím, màn ri tía, màn ri tím, thuộc họ Màn màn. Cây mọc hoang ở chỗ đất thấp, bãi trống, dọc đường đi.

Cây thảo cao 20-40cm. Thân có ít lông 5 cạnh, màu xanh dợt hay đỏ. Cuống lá bằng phiến hay gấp rưỡi phiến lá, mang 3 lá chét, lá giữa lớn hơn, có lông thưa sát. Hoa đơn độc ở nách lá, cuống dài hơn lá, 4 lá đài xanh, 4 cánh hoa tím thường vểnh ra, 6 nhị, bao phấn màu lam. Bầu có lông, vòi nhụy ngắn. Quả dài, hạt ăn được như hạt cải.

Bộ phận dùng: Thân, lá, rễ.
Thành phần hóa học chính: Các glycosid(glucocapparin, alucocleomin).

màn màn hoa tím

Công dụng: Màn ri tía được dùng chữa các chứng cảm cúm nóng lạnh, nhức đầu, tiêu đờm, làm hết nấc cụt, hết chóng mặt, ho hen, chữa rắn cắn. Lá dùng chữa viêm đau thận. Rễ dùng làm thuốc trị giun; nước sắc cây chữa viêm gan mạn tính và bệnh ngoài da.
Cách dùng: Dùng ngoài (giã đắp) không kể liều lượng hoặc dùng dưới dạng nước sắc, mỗi ngày dùng 10-20g.

Bài thuốc:
–    Chữa viêm thận, viêm gan mạn tính: Lá màn màn tím tươi 20g, sắc uống hàng ngày.
–    Hỗ trợ ổn định men gan, điều trị gia tăng men gan do bệnh viêm gan siêu vi C: Lá và thân non cây Màn màn tím nấu canh ăn hàng ngày.
–    Sưng hạch ở cổ, ở cạnh tai, sưng vú: Cành, lá màn màn tím tươi giã đắp vào chỗ đau. Dịch lá cây nhỏ vào tai trị viêm đau tai.
–    Chữa nhức đầu: Nghiền nát một nắm cành lá Màn màn tím đắp vào thái dương.
–    Đau chín mé: Dùng lá cây Màn màn tím nghiền nát với một ít muối ăn đắp bó ngón tay vào buổi tối.

Theo: http://dongythoxuanduong.com.vn


Bình luận về bài viết này

Chuyên mục